Top 7 Làng nghề truyền thống nổi tiếng nhất Đà Nẵng nổi tiếng nhất tại đây

Thứ sáu - 02/05/2025 20:42
Top 7 Làng nghề truyền thống nổi tiếng nhất Đà Nẵng nổi tiếng nhất tại đây  Đà Nẵng – điểm đến du lịch lý tưởng của Việt Nam – nổi bật với những bãi biển quyến rũ, bán đảo Sơn Trà xinh đẹp, nền ẩm thực phong phú và các công trình kiến trúc độc đáo
Top 7 Làng nghề truyền thống nổi tiếng nhất Đà Nẵng nổi tiếng nhất tại đây (3)
Top 7 Làng nghề truyền thống nổi tiếng nhất Đà Nẵng nổi tiếng nhất tại đây (3)

Top 7 Làng nghề truyền thống nổi tiếng nhất Đà Nẵng nổi tiếng nhất tại đây Đà Nẵng – điểm đến du lịch lý tưởng của Việt Nam – nổi bật với những bãi biển quyến rũ, bán đảo Sơn Trà xinh đẹp, nền ẩm thực phong phú và các công trình kiến trúc độc đáo, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước. Dù ngành du lịch phát triển mạnh mẽ, thành phố này vẫn bảo tồn được những giá trị văn hóa truyền thống, điều đó thể hiện rõ qua việc gìn giữ và phát triển các làng nghề truyền thống.

Làng đá mỹ nghệ Non Nước

Làng đá mỹ nghệ Non Nước tọa lạc dưới chân núi Ngũ Hành Sơn, thuộc phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, TP. Đà Nẵng. Đây là điểm đến được nhiều du khách yêu thích khi đến với thành phố biển xinh đẹp này.
Top 7 Làng nghề truyền thống nổi tiếng nhất Đà Nẵng nổi tiếng nhất tại đâyTop 7 Làng nghề truyền thống nổi tiếng nhất Đà Nẵng nổi tiếng nhất tại đây (3)

Làng nghề này có bề dày lịch sử hơn 200 năm, là một di sản quý báu được lưu giữ cho đến tận ngày nay. Theo lời kể của các bậc cao niên trong làng, người sáng lập làng nghề là cụ Huỳnh Bá Quát, một người Thanh Hóa sống vào thế kỷ 18. Xuất phát từ niềm đam mê với việc chế tác các vật dụng và đồ trang trí từ đá Cẩm Thạch của cụm núi đá gần làng, ông đã tạo ra nhiều sản phẩm hữu dụng như cối xay, cối giã tiêu, giã thuốc hay đá neo cho ngư dân. Những sản phẩm đó được người dân địa phương đón nhận nồng nhiệt, từ đó cụ quyết định thành lập làng nghề và truyền nghề lại cho người dân, giúp họ có việc làm và thu nhập ổn định. Từ đó đến nay, làng nghề phát triển mạnh mẽ và trở thành một trong những làng nghề tiêu biểu của thành phố Đà Nẵng nói riêng và cả nước nói chung.

Trải qua bao thế hệ, người dân làng Non Nước vẫn giữ gìn và phát huy nghề truyền thống. Những sản phẩm nơi đây không chỉ tinh xảo, có giá trị nghệ thuật cao mà còn được tiêu thụ rộng rãi trong nước và quốc tế. Làng nghề giờ đây cũng trở thành một địa điểm du lịch hấp dẫn. Du khách có thể chiêm ngưỡng các tác phẩm đá tuyệt mỹ như tượng Phật, Bồ Tát, linh vật hay những vật dụng đời thường được thổi hồn bởi đôi bàn tay tài hoa của nghệ nhân. Đến đây, bạn cũng đừng quên mua vài món đồ lưu niệm bằng đá để làm quà cho người thân và bạn bè.

Làng nước mắm Nam Ô

Làng nước mắm Nam Ô nằm tại phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng. Đây là nơi sản xuất ra loại nước mắm thơm ngon tinh khiết – đặc sản đặc trưng của vùng biển miền Trung. Tuy chỉ mới được hình thành từ thế kỷ 20, nhưng nước mắm Nam Ô đã trở thành niềm tự hào của người dân xứ Quảng và được biết đến rộng rãi trên khắp cả nước.Top 7 Làng nghề truyền thống nổi tiếng nhất Đà Nẵng nổi tiếng nhất tại đây (2)

Khi đến thăm làng nghề, bạn sẽ hiểu lý do nơi đây trở thành một trong những làng nghề nổi tiếng nhất của Đà Nẵng. Làng Nam Ô có vị trí đặc biệt với biển, núi và sông hòa quyện, cộng với chiều sâu lịch sử phong phú. Du khách sẽ được hòa mình vào không gian đậm đà bản sắc vùng biển, lắng nghe những nghệ nhân địa phương chia sẻ về quá trình làm nước mắm – một quy trình đòi hỏi sự kiên nhẫn và tâm huyết. Bạn cũng có thể mua trực tiếp nước mắm tại xưởng để làm quà biếu. Khi lắng nghe những tâm sự đầy trăn trở của người dân về việc giữ nghề truyền thống, bạn sẽ càng thêm thấu hiểu và trân quý những giá trị văn hóa mà họ đang nỗ lực bảo tồn qua từng giọt nước mắm đậm đà bản sắc dân tộc.

Làng nghề chiếu Cẩm Nê

Làng nghề chiếu Cẩm Nê tọa lạc tại huyện Hòa Vang, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng hơn 10km, rất thuận tiện cho du khách kết hợp tham quan các điểm du lịch nổi tiếng và khám phá làng nghề truyền thống đặc sắc này. So với các làng nghề như đá mỹ nghệ Non Nước hay nước mắm Nam Ô, chiếu Cẩm Nê có lịch sử lâu đời hơn, khi người dân địa phương cho biết làng nghề được hình thành từ thế kỷ 15, có nguồn gốc từ Thanh Hóa. Trải qua hơn 500 năm thăng trầm, chiếu Cẩm Nê vẫn được gìn giữ và phát triển, trở thành biểu tượng của nét đẹp văn hóa truyền thống dân tộc.

Dù vùng đất này không trồng được đay và cói, nguyên liệu chủ yếu vẫn phải thu mua từ nơi khác, nhưng hoạt động sản xuất chiếu vẫn diễn ra đều đặn. Chiếu Cẩm Nê nổi bật bởi sự đa dạng về kích thước, hoa văn và chủng loại. Có loại chiếu khổ rộng, chiếu khổ hẹp, có chiếu trơn và chiếu hoa với màu sắc được nhuộm khéo léo, tinh tế. Không chỉ thu hút bởi vẻ ngoài bắt mắt, chiếu Cẩm Nê còn được đánh giá cao về chất lượng: chắc chắn, dày dặn, bền và mang lại cảm giác thoải mái khi sử dụng. Để gìn giữ làng nghề truyền thống cũng như giữ vững niềm tin của khách hàng giữa thời buổi cạnh tranh, các nghệ nhân ở Cẩm Nê luôn hỗ trợ nhau về kinh nghiệm và vốn, đồng thời đặt chất lượng sản phẩm lên hàng đầu, không chạy theo lợi nhuận mà làm mất đi giá trị nguyên bản của nghề truyền thống.
Top 7 Làng nghề truyền thống nổi tiếng nhất Đà Nẵng nổi tiếng nhất tại đâyTop 7 Làng nghề truyền thống nổi tiếng nhất Đà Nẵng nổi tiếng nhất tại đây (1)


Làng nghề bánh tráng Túy Loan

Tọa lạc ở phía tây nam thành phố Đà Nẵng, làng Túy Loan cách trung tâm khoảng 15km theo quốc lộ 14B. Ngôi làng cổ này nằm bên dòng sông Túy Loan thơ mộng, tạo nên khung cảnh làng quê yên bình, giản dị và đầy quyến rũ.

Ngày nay, bánh tráng Túy Loan không chỉ là món ăn truyền thống của người dân địa phương mà còn trở thành đặc sản nổi bật của Đà Nẵng, được bạn bè gần xa yêu thích. Các cơ sở sản xuất tại đây chủ yếu là hộ gia đình với quy mô nhỏ, hoạt động rầm rộ vào dịp cuối năm. Bánh tráng của làng có hình tròn, đường kính khoảng 50cm, độ dày lớn hơn nhiều nơi khác, mang hương vị đặc trưng và chất lượng được người tiêu dùng đánh giá cao.


Làng bánh khô mè Cẩm Lệ

Làng nghề bánh khô mè nằm tại phường Khuê Trung, quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng. Dù bánh khô là một đặc sản phổ biến ở Quảng Nam – Đà Nẵng, nhưng bánh khô mè tại Cẩm Lệ được nhiều người nhận xét là có hương vị thơm ngon đặc biệt hơn cả.

Làng hiện có 6 lò sản xuất với hơn 50 lao động, trong đó người tiên phong là bà Huỳnh Thị Điểu – hay còn gọi là bà Liễu. Thương hiệu bánh khô mè mang tên bà ngày nay đã trở nên quen thuộc trên thị trường. Bánh được làm từ các nguyên liệu như bột gạo, bột nếp, đường, gừng và mè. Quá trình làm bánh gồm nhiều công đoạn tỉ mỉ: hấp cách thủy, nướng khô, “tắm” đường, “tắm” mè… Bánh khô mè có ruột xốp giòn, đường dẻo kéo sợi tơ vàng óng, mè rang thơm bùi. Bánh thường được dùng trong các dịp lễ Tết, cúng gia tiên, và hiện đã có mặt trên thị trường trong và ngoài nước quanh năm.


Nghề làm mắm ruốc

Mắm ruốc Đà Nẵng là một đặc sản không thể thiếu khi nhắc đến ẩm thực địa phương, nhờ vào bí quyết chế biến riêng biệt mà sản phẩm này được lòng người tiêu dùng khắp nơi, kể cả kiều bào xa xứ.

Theo chia sẻ của các tiểu thương tại chợ Hàn, mặc dù nghề làm mắm phổ biến ở nhiều tỉnh ven biển, nhưng hương vị của mắm Đà Nẵng vẫn có sự khác biệt rõ rệt. Để cho ra đời một hũ mắm ngon, đẹp mắt đòi hỏi người làm phải có tay nghề cao và tâm huyết. Tuy sản phẩm mắm rất nổi tiếng, nhưng nhiều hộ sản xuất vẫn khó thống kê được sản lượng tiêu thụ hàng năm. Mỗi hộ thường làm từ 8 đến 10 loại mắm khác nhau, thời điểm bán chạy nhất là vào mùa hè và dịp Tết. Phải chờ đến cuối năm mới có thể tính được doanh thu cụ thể.
Top 7 Làng nghề truyền thống nổi tiếng nhất Đà Nẵng nổi tiếng nhất tại đây


Làng nghề đá chẻ Hòa Sơn

Làng đá chẻ Hòa Sơn là một điểm sáng trong phát triển kinh tế nông thôn tại Đà Nẵng. Nhờ nghề đá, đời sống người dân nơi đây ngày càng được cải thiện, cơ sở hạ tầng phát triển, và nghề này còn thu hút lao động từ các địa phương lân cận như Quảng Nam, Huế, Quảng Ngãi.

Sản phẩm đá chẻ tại Hòa Sơn luôn trong tình trạng “cháy hàng” do chất lượng cao – đá rất cứng, bền và đẹp. Các sản phẩm được ứng dụng đa dạng như đá lát nền, ốp tường, làm bậc thang, sân vườn, cọc rào, bồn hoa, tranh đá nghệ thuật và trang trí tại nhiều công trình như biệt thự, nhà hàng, quán cà phê, khu nghỉ dưỡng ven biển… Mục tiêu đến năm 2015 là đưa nghề đá chẻ trở thành nguồn thu nhập chính cho người dân xã Hòa Sơn – và đến nay điều đó cơ bản đã trở thành hiện thực.

 

Nguồn tin: langngheviet.com. vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bình luận của bạn về bài viết này
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây